Dưới cái lạnh cắt da, cắt thịt của thủ đô Hà Nội, người đánh giầy già vẫn ngồi sâu vào góc cổng của số nhà 24 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm để đánh giày cho khách.
Ông Đinh Văn Bảng hay còn gọi là Bảng “hói” được mệnh danh là “Đệ nhất Hà Thành đánh giày”.
Không phải ngẫu nhiên người ta lại đặt cho ông cụ cái tên như thế và một nghề bị nhiều người coi là tầm thường ấy đem tới miếng cơm, manh áo nuôi sống ông một cách sung túc từ nhiều năm nay.
Ở cái tuổi 78 nhưng ông cụ vẫn còn khỏe, sống một mình trong căn nhà trọ và sáng sáng lại đi bộ từ phố Hồng Hà ra Tràng Tiền để mở “cửa hàng”. Nói là cửa hàng nhưng quán của cụ chỉ có duy nhất một chiếc hòm gỗ, mấy hộp xi, mấy cái chổi cùng với đôi ba bàn chải để phục vụ công việc của mình.Bây giờ, đánh giày không nhiều như trước, mỗi ngày có khoảng 10 đến 15 khách đánh giày, giá mỗi đôi giày đánh xi là 10 nghìn đồng. Nếu tính thu nhập như thế ông Bảng sẽ không đủ sống ở đất Hà Nội, nhưng ông còn được một khoản tiền khác đó là tiền bo của khách" - một người hàng xóm kế cận nhà ông Bảng "rỉ tai" tôi nói nhỏ.
Ông Bảng cũng khoe: “Cách đây vài hôm, có một người đi ô tô đến chở tôi đến nhà họ để đánh 7 đôi giày. Khi trả tiền, họ giúi vào tay tôi tới 500 nghìn đồng". Ông mỉm cười đắc ý: "Có những ngày kiếm được cả tiền triệu ấy chứ nhưng thi thoảng thôi còn lại thì cứ lai rai đủ cho mình sống giữa Hà Nội".
Ngoài đánh giày, ông Bảng còn làm nhuộm giày da, da lộn, khâu giày. Ông Bảng cho biết: Có những ngày khách đông, đặc biệt là vào dịp Tết, ông phải mang cả giày về nhà làm vì ban ngày không làm kịp cho khách.
"Đa số khách đến đây đều để giày lại và đi tạm đôi dép lê về. Một số khách còn chân đất chạy lên ô tô vì không còn đủ dép lê để sử dụng" - ông chậm rãi kể.Một đôi giày ông dành khoảng 20 phút để đánh và chau chuốt từng góc cạnh. Ông sử dụng 4 bàn chải và một tấm mút. Bàn chải to bản đầu tiên dùng để đánh sơ qua toàn bộ chiếc giày, loại bỏ bụi, đất bẩn. Sau đó, ông bắt đầu quét đi, quét lại 2 - 3 lượt xi nữa bằng chiếc bàn chải đánh răng. “Cái công đoạn phủ xi này cần phải làm kỹ, đối với giày da xịn, chính hiệu, càng chà kỹ, chà nhiều lần, giày càng bóng và đẹp hơn".
Không chỉ đánh nguyên phần mặt của đôi giày, ông Bảng còn khẽ khẽ lăn nhẹ vào những đường chỉ khâu trên đôi giày để sạch bẩn. Là một người cẩn thận, cầu kỳ nên ngay cả lớp lót giày bên trong, ông cũng luôn tâm niệm: Phải làm cho thật kỹ!
"Đệ nhất đánh giày Hà thành","bố" của mọi khách hàng
Không biết ai đặt cho mình cái danh “đệ nhất đánh giày Hà thành”, ông Bảng chỉ nhớ mình đã có hơn 60 năm đánh giày. Từ cái thời chỉ đánh giày cho người Pháp đến bây giờ, ông gắn bó với nghề, trải qua bao thế hệ, có những gia đình được ông đánh giày cho ông, cha rồi đến con cháu của họ.
"Thời đánh giày cho người Tây, họ kỹ tính nên mình phải làm cẩn thận. Cũng chính từ yêu cầu đó đã tạo cho tôi sự tỉ mĩ, chỉn chu khi làm cái nghề này" - ông Bảng nói.
Không biết ai đặt cho mình cái danh “đệ nhất đánh giày Hà thành”, ông Bảng chỉ nhớ mình đã có hơn 60 năm đánh giày. Từ cái thời chỉ đánh giày cho người Pháp đến bây giờ, ông gắn bó với nghề, trải qua bao thế hệ, có những gia đình được ông đánh giày cho ông, cha rồi đến con cháu của họ.
"Thời đánh giày cho người Tây, họ kỹ tính nên mình phải làm cẩn thận. Cũng chính từ yêu cầu đó đã tạo cho tôi sự tỉ mĩ, chỉn chu khi làm cái nghề này" - ông Bảng nói.
Có những khách mang cả hai chục đôi giày ra toàn những đôi giày hàng hiệu đắt tiền rồi gọi “bố ơi đánh cho con ngày mai con lấy”. Vậy là cả ngày ông Bảng lại túi bụi đánh hết số giày. Có những khách ở tận Mỹ Đình vẫn mang giày lên cho ông đánh vì họ quá quen thuộc với "người bố" đánh giày lâu năm.
Không chỉ vậy, ông giám đốc người Pháp thấy ông Bảng ngồi bên ngoài lạnh cũng cho ông vào bên trong cổng nhà số 24 ngồi cho ấm. Mặc dù ngồi nép vào sau cánh cổng, không biển bảng, cửa hiệu thông báo nhưng những "người con" - khách hàng của ông vẫn không quên tìm ông để đánh giày.
Không chỉ vậy, ông giám đốc người Pháp thấy ông Bảng ngồi bên ngoài lạnh cũng cho ông vào bên trong cổng nhà số 24 ngồi cho ấm. Mặc dù ngồi nép vào sau cánh cổng, không biển bảng, cửa hiệu thông báo nhưng những "người con" - khách hàng của ông vẫn không quên tìm ông để đánh giày.
Khi ông Bảng nói với tôi: “Giày như thiếu nữ, xi là son phấn. Mình trang điểm đẹp thì đôi giày cũng đẹp hơn", tôi mới hiểu tại sao ông lại trau chuốt những đôi giày đến vậy. Và tại sao nhiều người ở khắp tứ phương lại tìm đến ông đông như thế?
Như có lần một vị khách đã nói: “Có đi khắp Hà thành cũng chẳng có một ông đánh giày nào trong thùng đồ lại có những hộp xi ngoại thơm như phấn, đắt tiền hơn cả giày".
0 comments